399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Nắm rõ được quy định và thủ tục chưa chắc là bạn đã có thể thực hiện việc đăng ký kinh doanh một cách thuận lợi vì các quy trình đăng ký hiện nay rất nhiêu khê và rắc rồi. Đó là lý do mà nhiều người tìm đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất để có thể thực hiện công việc kinh doanh. Và tất nhiên là với việc thành lập công ty cổ phần cũng không ngoại lệ. Vậy, theo bạn thì thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn? và đó là những khoản vốn nào?
1. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ chính là vốn để phục vụ cho công việc hoạt động kinh doanh của công ty khi nó đi vào hoạt động. Khác với các loại hình công ty khác vốn điều lệ cco1 thể là việc cam kết góp vốn hay vốn thực góp của các thành viên tham gia sang1 lập công ty thì với công ty cổ phần, vốn điều lệ của công ty chính là tổng số vốn mà các cổ đông góp vào, bao gồm tiền mặt, vàng, ngoaị tệ, quyền sở hữu đất… Vốn điều lệ công tu cổ phần sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau và do các cổ đông nắm giữ. Số vốn điều lệ này sẽ được đăng ký tại Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tùy theo một số ngành kinh doanh có điều kiện thì vốn điều lệ sẽ bị bắt buộc ở một mức nào đó. Còn lại thì các doanh nghiệp tư đăng ký số vốn theo thực lực kinh tế của mình.Vốn điều lệ của công ty càng nhiều thì chứng tỏ thực lực và quy mô của công ty đó càng mạnh. Từ đó giúp cho cơ hội nắm bắt các hợp đồng kinh doanh sẽ cao hơn.
2. Vốn pháp định
Trả lời cho câu hỏi thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn thì không thể không nhắc đến vốn pháp định được. Đây là nguồn vốn được yêu cầu đối với các công ty cổ phần kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Tuy theo ngành nghề khác nhau mà pháp luật sẽ quy định số vốn pháp định khác nhau và doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký tối thiểu là bằng số vốn đã được quy định thì mới được đăng ký kinh doanh.
Như vậy thì thông tin trên đây đã trả lời cho câu hỏi thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn? Bạn có thể tham khảo để nắm rõ thông tin một cách đầy đủ nhất. Từ đó có được sự chuẩn bị vốn tốt nhất cho việc đăng ký kinh doanh của mình.