LÀM ĐẸP TỰ NHIÊN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Quy trình kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp

Quy trình kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp

Các thiết bị công nghiệp khác nhau thì có những quy trình kiểm định khác nhau. Có quy trình phức tạp, có những quy trình đơn giản, thời gian ngắn hơn. Tuy nhiên tất cả đều phải trải qua một quy trình kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp nghiêm ngặt và tuần tự. Không được bỏ qua bất kì một bước nào.

Các bước cơ bản trong quá trình kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp

- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lí lịch của thiết bị cần kiểm định. Bước này khá quan trọng nhưng nhièu đơn vị không coi trọng. Người kiểm định viên sẽ kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, chất liệu, các thông số kĩ thuật, bản vẽ chi tiết các bộ phận, giấy phép lưu hành của thiết bị. Các dữ liệu này vô cùng quan trọng. Đơn vị sử dụng cần trung thực và phối hợp chặt chẽ với đơn vị kiểm định để quá trình kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp đạt hiệu quả chính xác nhất. Đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho đơn vị sử dụng.

kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp

- Bước 2: Kiểm tra bên ngoài thiết bị: Ở bước này tùy vào từng loại thiết bị khác nhau mà kiểm định viên sẽ tiến hành kiểm tra bằng mắt thường các bộ phận của thiết bị. Đối với thiết bị chịu áp lực thì bộ phận quan trọng nhất là bình nén, van xả, các mối hàn, mối nối, dây dẫn… cần phải kiểm tra trước và yêu cầu đạt độ chính xác tuyệt đối. Đối với các nhóm tải trọng lớn như xe nâng hàng, cầu trục thì công tác kiểm tra có phức tạp và khó khăn, đòi hỏi thời gian dài hơn và số lượng kiểm định viên cũng nhiều hơn. Kiểm định viên sẽ phải kiểm tra sơ đồ bố trí có hợp lý không, cách lắp ráp các bộ phận. Các chi tiết quan trọng cần phải chú ý chi tiết như: Thiết bị nâng, nền chở tải, cầu nâng, trục, tháp quay, cần, phanh, mái che chắn, các thiết bị âm thanh, ánh sáng, tín hiệu…

- Bước 3: Kiểm tra vận hành – Thử nghiệm: Bước này cực kì quan trọng. Nó quyết định đến độ an toàn của thiết bị đó có thật sự an toàn hay không. Đồng thời nó cũng là phép thử đầu tiên về cách vận hành của thiếtt bị. Đối với thiết bị chịu áp lực thì kiểm định viên sẽ nâng áp bằng các khí chuyên dụng như khí nitơ rồi tiến hành thử nghiệm. Vặn xả van và thử các mối hàn mối nối có bị rò rỉ hay không. Van xả có xả tốt hay không. Dây dẫn có bị rò rỉ hay không…Đối với các thiết bị nâng, chở hàng tải trọng lớn thì phải tiến hành thử tải. Ở các loại thiết bị này thì các bước sẽ phức tạp hơn và mất nhiều công sức thời gian hơn. Kiểm định viên sẽ tiến hành thử tải và thử không tải. Sau đó sẽ tiến hành tiếp thử tải tĩnh và thử tải động. Yêu cầu mỗi phương pháp thử tải phải thử ít nhất 3 lần mới được công nhận kết quả.

- Bước 4: Xử lý kết quả: Sau khi tiến hành đo đạc và thử nghiệm. Kiểm định viên sẽ ghi kết quả vào hồ sơ, biên bản. Nếu các tiêu chuẩn đều đạt sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm định. Nếu không đạt sẽ nêu rõ lí do và tư vấn hướng xử lý thích hợp.